Tuesday 24 March 2015

Tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ 500 triệu đồng để phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em

 

(HBĐT) - Bộ VH-TT&DL vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015.

 

 Theo đó, tỉnh được hỗ trợ thiết bị cho các điểm vui chơi trẻ em (cho những nơi hiện đã có điểm vui chơi cho trẻ em) để mua các thiết bị cho các điểm vui chơi. Kinh phí hỗ trợ thiết bị cho mỗi điểm vui chơi trẻ em là 500 triệu đồng thuộc nguồn vốn chương tình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015.  

Sau khi có ý kiến của UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL lập kế hoạch xây dựng dự án. Thành lập Ban quản lý dự án xây dựng điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em.  

Nguồn vốn từ Ngân sách T.Ư để thực hiện dự án điểm vui chơi trẻ em chỉ mang tính hỗ trợ để xây dựng và mua sắm các trang thiết bị phục vụ điểm vui chơi trẻ em. Bộ VH-TT&DL đề nghị tỉnh chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách của địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện đúng mục tiêu của dự án, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải trí, sinh hoạt, vui chơi, học tập của trẻ.  

Đối tượng của dự án là trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, xa nên các hạng mục công trình để đầu tư xây dựng phải phù hợp với lứa tuổi, vùng miền, thể lực của trẻ.  

Cùng với tỉnh Hòa Bình còn có 14 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Trà Vinh, Đắk Lắk, Quảng Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị cũng được bố trí hỗ trợ phát triển hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em với kinh phí 500 triệu đồng thuộc nguồn vốn chương tình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015. 

Đối với các tỉnh được bố trí vốn đầu tư xây dựng điểm vui chơi trẻ em năm 2015 cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ dự án gửi về Bộ VH-TT&DL (Vụ Văn hóa dân tộc, Vụ Kế hoạch, Tài chính) trước ngày 30/3/2015 để xin ý kiến thỏa thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án để tổ chức thực hiện Dự án theo đúng quy định hiện hành đối với các dự án đầu tư.

 

 

Monday 23 March 2015

Khởi công công viên Vinhomes Central Park Tp.HCM

Đây là công viên ven sông Sài Gòn lớn nhất tại trung tâm Tp.HCM...

Công viên sẽ phục vụ tối đa nhu cầu của những cư dân năng động.

Ngày 15/3, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công công viên Vinhomes Central Park tại số 720A Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

Đây là công viên ven sông Sài Gòn lớn nhất tại trung tâm Tp.HCM, kết hợp không gian thiền định phong cách Á Đông với nhịp sống năng động của công viên nổi tiếng Central Park - New York. 

Nằm ngay trong lòng dự án khu đô thị Vinhomes Central Park, với diện tích khoảng 14ha, công viên Vinhomes Central Park chạy dọc theo triền sông Sài Gòn ôm trọn khoảng không gian xanh rộng lớn của toàn bộ dự án. 

Lấy cảm hứng từ công viên nổi tiếng Central Park của thành phố New York, công viên ven sông Vinhomes Central Park sẽ bao gồm nhiều mảng không gian, đáp ứng nhu cầu thư giãn, sinh hoạt của cư dân mọi lứa tuổi, từ đi dạo, dưỡng sinh đến các hoạt động tập thể, thể thao.

Hồ nước lớn ngay tại trung tâm công viên cùng "đại lộ cây xanh" kết nối ra sông Sài Gòn, sẽ tạo nên một "cỗ máy điều hòa không khí tự nhiên" cho toàn khu vực.

Trong đó, với khu thể thao bao gồm sân chơi bóng rổ, khu vui chơi trẻ em ngoài trời, sân tennis, hệ thống máy tập thể dục ngoài trời và hệ thống sân tập golf ngay cạnh sông Sài Gòn và các hạng mục mục tiện ích khác, công viên sẽ phục vụ nhu cầu cho những cư dân. 

Đặc biệt, khu vườn nướng BBQ, chuỗi quán giải khát, nhà hàng tại Clubhouse và quảng trường trung tâm công viên là không gian để cư dân tổ chức những bữa tiệc ngoài trời, những buổi gặp mặt, tụ họp thân mặt bên gia đình và bạn bè. 

Công viên Vinhomes Central Park cũng sẽ là một trong số ít khu công viên tại Tp.HCM có sân khấu nhạc nước, wifi miễn phí và có vòi uống nước ngay tại công viên cho cư dân. 

Sau khi hoàn thành vào năm 2016, khu công viên ven sông Vinhomes Central Park mang đến một môi trường sinh thái vừa thiền định vừa năng động, hiện đại cho cư dân, đồng thời hứa hẹn là lá phổi xanh mới của Tp.HCM. 

Wednesday 18 March 2015

Đang có nhu cầu xây dựng một khu vui chơi an toàn cho các bé. Chúng tôi cung cấp cho bạn giải pháp


30/4, 1/5 và 1/6 đang đến gần, các gia đình giờ này đã lên kế hoạch cho một chuyến du lịch nghỉ ngơi vào dịch này cho các bé. Tuy nhiên điều khiến các bậc phụ h
http://bit.ly/1I0Q0ve

Monday 9 March 2015

8 vật dụng gia đình có thể "hô biến" thành đồ chơi cho trẻ

Có rất nhiều đồ dùng gia đình có thể biến thành những món đồ chơi mà mọi đứa trẻ đều yêu thích. Dưới đây là một vài gợi ý thiết thực nhất dành cho các bố mẹ khi muốn biến những món đồ đó thành đồ chơi cho con.

Lưu ý quan trọng là bố mẹ hãy luôn giám sát con mọi lúc khi bé chơi với các đồ vật được nêu dưới đây.

1. Chậu và chảo

Đứa trẻ nào cũng thích cầm hai dụng cụ nấu ăn kim loại này đập vào nhau tạo những âm thanh vui tai. Khoảng thời gian vài chục phút con nghịch chậu và chảo này đủ để bố mẹ rảnh tay làm đủ thứ việc trong nhà.

2. Bát, đũa….

"Dàn âm thanh" hay "bộ gõ" từ những chiếc bát và đũa là món đồ chơi khiến mọi đứa trẻ mê tít. Nếu bạn muốn tranh thủ vài phút để chuẩn bị bữa tối hay thu dọn nhà cửa, hãy trao cho con vài cái bát và đôi đũa để con có thể chơi nhạc theo cách của mình.


Ảnh minh họa.


3. Lọ kem dưỡng da và dầu gội

Các nhóc tỳ khoảng từ 10 tháng tuổi cực kỳ thích khám phá và lăn qua lăn lại các lọ kem hình tròn và ngắn. Bé nhà bạn sẽ thích cầm, lăn, xem xét kỹ và đặc biệt thích được lắc nghịch để tạo ra những âm thanh thú vị. Chai dầu gội hay kem dưỡng thường có kích thước hoàn hảo cho đôi bàn tay trẻ và đảm bảo được tiêu chí an toàn cho trẻ khi chơi. 

4. Một giỏ đựng đầy quần áo 

Đặt con bạn vào trong giỏ quần áo và kéo bé đi xung quanh như thể đó là một cỗ xe. Bạn có thể khuyến khích bé tập đứng, thậm chí là đi bằng cách giữ vào cạnh giỏ... Hay có những em bé thích thú với việc ngồi nhặt quần áo từ trong giỏ ra ngoài rồi lại nhặt từ ngoài bỏ vào giỏ.

5. Điện thoại cũ

Những chiếc điện thoại bạn từng mua, giờ đều "xép xó" trong ngăn kéo. Vậy tại sao bạn lại không đưa chúng cho con bạn chơi nhỉ, rồi bạn sẽ thấy điện thoại có sức mạnh kỳ diệu đến thế nào - ngay cả những chiếc không còn hoạt động. 

6. Hộp các- tông

Thay vì mua đồ chơi mới cho em bé của bạn, bạn có thể tự làm một món đồ chơi từ hộp các-tông với vô vàn các gợi ý sáng tạo và dễ thương trên mạng.

7. Sách trên kệ

Một niềm vui đơn giản cho mọi lứa tuổi, kéo cuốn sách ra khỏi kệ, kiểm tra bìa sách và đặt nó trở lại giá có vẻ là một hoạt động khá hấp dẫn ngay cả đối trẻ chưa biết đọc. Những cuốn sách không hẳn phải là cuốn sách dành cho trẻ em. Nếu bé nhà bạn ngồi trong một mớ hỗn độn của đống sách được kéo ra khỏi kệ, bé sẽ dành nhiều thời gian để xem xét các trang giấy một cách tò mò và thích thú.

8. Ngăn kéo tủ

Ngăn kéo tủ nói chung là một món đồ chơi hấp dẫn tuyệt vời đối với các nhóc tỳ. Những ngăn kéo tủ chứa tất và quần áo vì thế luôn là "đồ chơi" yêu thích của các bé. Tuy vậy, bạn cần phải để ý chẳng may tay con bị kẹt khi chơi ngăn kéo tủ nhé.

 

4 trò chơi ngoài trời không tốn một xu mọi đứa trẻ đều thích

Những trò chơi ngoài trời rất tốt và quan trọng, bởi vì nó mang đến cho trẻ nhỏ sức khỏe, năng lượng và nhiều kĩ năng vận động cũng như kĩ năng xã hội cần thiết, bổ ích.

Em bé nào cũng mê tít các sân chơi, trò chơi ngoài trời bởi đó là nơi các con được thỏa sức chạy, nhảy, đùa, nghịch, hò hét mà không bị ai phàn nàn, ngăn cản… Để những giờ vui chơi ngoài trời mang lại nhiều lợi ích nhất cho các con, bố mẹ có thể tham khảo và học hỏi "kĩ thuật" chơi cùng con một số trò chơi quen thuộc dưới đây để giúp bé học hỏi được nhiều hơn qua các trò chơi.

Các con sẽ học cách phối hợp với bạn bè, gần gũi hơn với thiên nhiên… qua những trò chơi thú vị và đơn giản dưới đây.

Đào kho báu

Đất, cát luôn là những "vật liệu" mê hoặc trẻ con, những trò chơi với đất, cát như đào, bới, xúc… cũng là những những trò chơi phát triển giác quan vừa đơn giản vừa hiệu quả cho các bé. Các bé từ 2 tuổi đã có thể chơi trò đào bới các đồ chơi bị chôn vùi một phần dưới đất hoặc cát.  Với các bé ở độ tuổi lớn hơn, bố mẹ có thể tăng độ khó của trò chơi đào bới để thử thách bé. Trao cho bé một vài món đồ để làm kho báu, hãy chơi trò "kho báu bị đánh cắp" bằng cách bảo bé nhắm mắt ngủ rồi một mụ phù thủy sẽ đến lấy kho báu của bé và chôn vùi trong khắp khu chơi cát/đất, sau đó, khi bé tỉnh dậy (mở mắt), bé sẽ dùng xẻng để đi đào tìm kho báu của mình. 

Bố mẹ có thể đưa ra các gợi ý để giúp bé tìm được kho báu nhanh hơn, hoặc cũng có thể trao cho bé một bản đồ mô tả vị trí nơi chôn giấu kho báu… điều này rất tốt cho việc phát triển trí tưởng tượng của bé. Để khuyến khích bé hào hứng hơn với trò chơi, hãy chọn kho báu là những đồ vật hay câu chuyện mà bé thích nhé hay cùng bé tưởng tượng một khúc cây là xương khủng long, một viên đá là trứng khủng long hoặc đá hóa thạch… Khi con đã tìm được kho báu, hãy chúc mừng và khích lệ bé bằng cách cùng bé trưng bày các chiến lợi phẩm của mình.

Cuộc đua kì thú

Các em bé thường thích ngồi lên các con thú nhún ở công viên, sân chơi và đu đưa, nhún nhảy. Có thể bạn nghĩ trò chơi thú nhún thật là nhạt nhẽo và vô bổ, nhưng sự thật là bạn chưa biết cách để tận hưởng sự thú vị của trò chơi này cùng với con thôi. 

Hãy giúp con phát huy trí tưởng tượng của mình bằng cách sáng tạo ra những câu chuyện gay cấn và hài hước. Ví dụ, hãy nói rằng, con đang được cưỡi trên lưng một chú cá heo và cố gắng bơi thật nhanh vào bờ hoặc cưỡi một chú lạc đà đi trên xa mạc và phải tiến thật nhanh đến ốc đảo để uống nước… 

Những sự tưởng tượng đó cũng chính là các bài học đơn giản, dễ tiếp thu về động vật, thiên nhiên mà bạn có thể dạy cho con. Để trò chơi gay cấn và hấp dẫn hơn, bạn có thể cho lũ trẻ tham gia một cuộc đua hay tham gia một chuyến phiêu lưu trên lưng ngựa… Khả năng dẫn truyện của bạn sẽ giúp trò chơi của con trở nên hào hứng và phấn khích hơn rất nhiều.

Con là thủ lĩnh

"Làm theo hướng dẫn" là một trong những kĩ năng quan trọng của trẻ trước tuổi đi học mầm non, bạn có thể rèn luyện kĩ năng này cho con qua một trò chơi rất quen thuộc ở các khu vui chơi ngoài trời, đó là khu vực cầu trượt và leo trèo… 

Để làm theo hướng dẫn, trẻ sẽ phải học cách quan sát, lắng nghe và mô phỏng hành động vì thế thay vì để trẻ chơi tự do với cầu trượt và các khung dây leo trèo bạn hãy tổ chức một cuộc "diễu hành" xung quanh khu vực này, hãy bước lên xuống các bậc thang, luồn qua các ống chui hoặc trèo lên thanh trèo với tư cách là "đội trưởng" để cho con và các bạn nhỏ khác làm theo, các động tác đó sẽ giúp trẻ hoàn thiện và phát triển rất tốt các nhóm cơ và kĩ năng vận động cơ bản, rèn luyện tính kỉ luật khi tham gia một đội và học cách "làm theo hướng dẫn". Sau khi bố mẹ làm "đội trưởng mẫu" hãy để cho con trở thành "thủ lĩnh" và tổ chức cho các bạn chơi cùng với mình.

Khám phá thiên nhiên

Sân chơi ngoài trời, công viên… chính là một lớp học về thiên nhiên khổng lồ và kì thú dành cho các bạn nhỏ và bố mẹ hoàn toàn có thể biến những trò chơi ngoài trời cùng con thành những trải nghiệm, khám phá khoa học thú vị và ý nghĩa. Hãy cùng con quan sát các loại hoa và lá cây, các con bọ, chim chóc, sâu, bướm… rồi khích lệ con đưa ra những nhận xét khác biệt giữa chúng, cùng con nhặt lá cây rụng rồi phân loại chúng theo kích thước, màu sắc... hay nhặt những viên sỏi rồi đếm số lượng hoặc xếp thành các hình khối mà con đã biết bằng sỏi (cần chú ý những viên sỏi/hạt cây nhỏ đối với trẻ dưới 3 tuổi vì có thể chúng sẽ có nguy cơ nhét vào mũi, tai…). 


Có một trò chơi rất thú vị là cùng con nhặt hoa, lá, cỏ rồi thả vào một mặt nước rồi quan sát xem cái nào có thể nổi lâu hơn, trôi nhanh hơn… hoặc đơn giản hơn là ngồi lặng im và lắng nghe những âm thanh từ thiên nhiên mà con có thể nghe được. Qua những điều nhỏ bé, con sẽ yêu thiên nhiên, yêu khoa học và luôn mong muốn được khám phá cuộc sống xung quanh mình.

 

Thursday 5 March 2015

10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng

Các trò chơi này không chỉ mang đến cho bé rất nhiều niềm vui mà còn giúp bé rèn luyện thêm các kỹ năng về tay, mắt và vận động....

1. Ghép số lượng đồ vật bằng con số thích hợp

 

Trong trò chơi này bố mẹ sẽ giúp bé chuẩn bị một số đồ vật càng phong phú càng tốt, một chiếc bàn kẻ sẵn ô và được bày các đồ vật này lên với số lượng khác nhau, và các tấm bìa các-tông ghi sẵn số từ 1-10. Nhiệm vụ của bé là đếm số đồ vật trong mỗi ô và ghép với một số phù hợp. Đây là trò chơi đơn giản giúp bé học đếm và các con số.

 

2. Khám phá giỏ

 


 

Mẹ có thể chuẩn bị những chiếc giỏ nhựa khác nhau và để vào đó những đồ vật cùng chủng loại, sau đó để cho bé khám phá.

 

3. Dệt chỉ

 

Tất cả những gì mẹ cần chuẩn bị là một tấm bìa các -tông được cắt sẵn một chút xíu ở một đầu. Sau đó quàng chỉ qua. Mẹ lấy thêm một sợi chỉ khác màu khác xỏ vào kim (nếu sợ không an toàn, mẹ có thể dùng kim nhựa cho bé). Nhiệm vụ của bé là xỏ sợi chỉ khác màu để đan được một tấm thảm theo ý thích. Trò chơi này giúp trẻ kích thích trí tò mò, sáng tạo, rèn sự linh hoạt cho đôi bàn tay.

 

4. Quan sát khay

 


 

Trong trò chơi này mẹ cần chuẩn bị một chiếc kính lúp, đĩa và các loại rau củ, gia vị, các loại hạt thật phong phú. Trẻ sẽ dùng kính lúp để khám phá các loại rau và trái cây này. Kinh lúp sẽ giúp trẻ có được cảm giác quan sát gần thực sự và kích thích khả năng khám phá, nghiên cứu ở trẻ.

 

5. Nếm gia vị

 

Trong trò chơi này trẻ sẽ dùng lưỡi để phân biệt các loại gia vị trong tình trạng nhắm mắt. Bố mẹ có thể bày sẵn những gia vị ra những chiếc bát nhỏ, sau đó yêu cầu trẻ bịt mắt lại và lần lượt xúc gia vị, đưa vào miệng và yêu cầu trẻ đoán. Chắc chắn bé sẽ thích lắm đấy.

 

6. Học số và chữ cái bằng que kem

 

Đừng vội bỏ đi phần que kem đã ăn hết. Mẹ có thể tận dụng, rửa sạch sau đó ghi các chữ cái và con số lên thân que kem và cùng trẻ chơi trò tìm đúng chữ số và chữ cái trong cốc như thế này.

 

7. Đút cúc áo vào lọ

 


 

Trò chơi này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc lọ bỏ đi, sau đó đục một lỗ ở trên phần lắp. Chuẩn bị thêm vào chiếc cúc áo loại to và cho trẻ thực hành trò chơi đút cúc áo vào lọ. Chắc chắn bé sẽ "hì hụi" đổ ra đút vào trong trò chơi này cho mà xem.

 

8. Chiếc túi kì diệu

 


 

Mẹ cần chuẩn bị một chiếc túi, bỏ vào trong đó thật nhiều đồ. Sau đó đọc tên đồ vật muốn trẻ lấy ra. Trẻ sẽ nhắm mắt và dùng tay quơ đồ trong túi để lấy ra được đồ vật mà mẹ yêu cầu.

 

9. Ghép con vật theo tranh

 

Trong trò chơi này bé sẽ tìm ra tranh của những con vật phụ hợp để ghép cùng với nhau. Mẹ cần chuẩn bị một số tấm bìa có in hình các con vật và một số mẫu con vật bằng nhựa.

 

10. Vợt bóng

 

Đứa trẻ nào cũng thích chơi với nước. Mẹ cần chuẩn bị một số quả bóng bàn nhỏ, một chậu nước và một cái bát. Nhiệm vụ của bé là vợt những quả bóng trong chậu nước để để ra bát. Trò chơi này giúp bé rèn luyện tay dẻo dai và khả năng nhìn, quan sát.

 

Theo Seatimes

 

Monday 2 March 2015

Chuyện cái sân chơi trẻ em ở tổ dân phố

 Chỉ là một góc đầu hồi của dãy nhà D2B bỏ không trong con ngõ số 30 Lương Định Của, Hà Nội, bà Trần Thị Vần (tổ trưởng tổ dân phố số 30 P.Phương Mai, Q.Đống Đa) vẫn quyết tâm cải tạo thành sân chơi cho trẻ. 

Sân chơi chỉ rộng khoảng 112m2 nhưng thuộc dạng hiếm ở Hà Nội "tấc đất tấc vàng" - Ảnh: Lê Bích

Thật giản dị, bà bảo: "Chúng tôi làm việc ấy là vì thương trẻ con bây giờ không có chỗ chơi...".

Cái sân chơi cho trẻ mà bà Vần cùng tổ dân phố số 30 mới "khánh thành" cách đây nửa tháng có diện tích vô cùng khiêm tốn: khoảng 112m2.

Nó rất sơ sài khi chỉ có cái sân được tráng bêtông, mấy cái ghế đá và cây ngọc lan mới trồng. Đã thế, đồ chơi ở đây giản đơn đến mức chỉ trừ cái cầu trượt là được mua mới, còn những cầu bập bênh, cầu nhún, quay, đu, ôtô đều được chế tạo từ những vật liệu bỏ đi như thanh gỗ, khúc cây, dây thừng...

Vậy nhưng đám trẻ con không chỉ sống trong ngõ 30 mà cả bên tập thể điện lực, ngõ 36 hay các nhà tập thể gần đó cứ lũ lượt kéo nhau ra đây chơi. 

Ảnh: Lê Bích

Từ một suy nghĩ đơn giản 

Nhà bà Vần ở xéo góc trái của sân chơi. Năm nay bà Vần 70 tuổi, hai cô con gái đã lập gia đình và chồng bà qua đời đã 10 năm nên bà sống một mình trong dãy nhà D2A khu tập thể Kim Liên. Những năm trước, bà Vần đã nghĩ rất nhiều về sân chơi này.

Bà nhẩm tính cái khoảnh đất có hai nhà bơm, một bể bơm ở đầu hồi dãy nhà D2B bỏ hoang đã 15 năm khi khu tập thể được cấp nước sạch trực tiếp. Là đất công cộng nên người dân xả rác bên dưới, phơi quần áo phía trên, nền đất mấp mô, mốc thếch. Chút nước mưa đọng lại trong bể để lâu ngày thành "nhà" cho muỗi đẻ trứng.

Trong khi đó, bà thấy đám trẻ con ở đây mỗi ngày một đông. Bọn chúng lớn lên trong những ngôi nhà khép kín mà chẳng bao giờ có sân chơi để vui đùa, chạy nhảy. Thế nhưng, bà Vần không thể có ý kiến vì lúc đó bà là tổ trưởng tổ dân phố số 57, không phụ trách khu dân cư các tổ 59, 60 có khoảng đất trống ấy. 

Tháng 10-2014, khi ba tổ này được sáp nhập thành tổ dân phố số 30, bà Vần tiếp tục được tín nhiệm làm tổ trưởng. Thế là ngay từ cuộc họp đầu tiên của tổ dân phố, bà đã đưa ra tiêu chí: phải giải phóng hai nhà bơm và bể bơm ở góc đất công cộng đầu hồi nhà để làm sân chơi cho trẻ.

Bà Vần (giữa) vui đùa với trẻ tại sân chơi - Ảnh: Đức Triết

 

Ngày cuối tuần, đám trẻ vui đùa với những món đồ chơi tự chế ở sân chơi mini - Ảnh: Lê Bích

Nhờ sức dân và sự đồng lòng

Bà Vần khiêm tốn nói: "Cái sân chơi ấy có được là từ sức dân, lòng dân đồng thuận cùng ủng hộ, cùng làm. Tôi chỉ là người dựng dỗ, trông nom. Bây giờ có điều kiện thì sắm thêm cái ô ở đó để che nắng che mưa. Mấy đồ chơi cũng cần phải chỉnh sửa lại cho chắc chắn để các cháu chơi được an toàn. Ngày ngày nhìn bọn chúng được chơi, tôi thấy vui khỏe ra rất nhiều!".

Không chỉ đám trẻ ở ngõ 30 Lương Định Của mà cả những người bà, người mẹ xung quanh khu Kim Liên cũng đưa con cháu mình đến sân chơi này - Ảnh: Đức Triết

Ngày thứ bảy đầy nắng ấm của đầu đông, chúng tôi đến thăm cái sân chơi tí hon ấy của tổ dân phố. Đám trẻ con ngày ngày quay tròn trên lớp học hôm nay được đến đây "thả cửa" trượt cầu, bập bênh, nhún nhảy, đu quay, đánh đu...

Bé Lê Diệu Thúy, lớp 1 Trường tiểu học Khương Mai, hồn nhiên kể: "Nhà con bên dãy D1 cách đây mấy dãy nhà liền. Bên nhà con không có chỗ chơi nên con sang đây chơi với các bạn. Con thích nhất trò chơi đánh đu".

Còn bà Thụ, bán phở trong ngõ 30 phố Lương Định Của, có đến năm đứa cháu, bảo: "Bà tổ trưởng đã làm đúng đấy. Nhờ bà ấy cũng như sự đồng lòng của bà con lối phố mà trẻ con ở đây có được cái sân chơi. Sân nhỏ thật nhưng giữa Hà Nội thời tấc đất tấc vàng thì lại thật hiếm".