Monday 22 December 2014

Trẻ em cần được tự do hơn?

(Làm mẹ) - Bạn đã cho trẻ cơ hội tự do tự khám phá mình và thế giới xung quanh? Bạn có vì mục tiêu an toàn cho trẻ mà cản trở sự phát triển và độc lập của con?

Bạn có phải là cha mẹ trực thăng, gói con cái bạn trong bông gòn? Hay bạn là người ôm lấy khái niệm tự do cho con bằng cách cho trẻ đi xe bus một mình, sử dụng điện thoại di động từ bé và cho phép trẻ làm mọi điều bé thích?

Đôi khi khái niệm tự do khiến cho phụ huynh lo lắng và nhầm lẫn. Bởi có thể ngày còn bé, bạn có thể lang thang chơi trên các con phố mà không gặp bất cứ nguy hiểm nào, nhưng ngày nay thì nhiều người đang hoảng loạn vì nhận thấy vô số nguy hiểm đang rình rập trẻ.

Một bé ba tuổi có nên được phép đối mặt với nguy cơ có thể bị chấn thương khi leo lên xem mạng nhện ở sân chơi? Bé 6 tuổi có nên đi một mình đến hồ bơi hoặc tự đi mua quà vặt? Bé 12 tuổi có nên được phép đi xem phim cùng với bạn khác giới? Hay bé 16 tuổi có nên ở nhà một mình thay vì đến nhà bà ngoại ở?

Đó là những câu hỏi đau đầu các bậc phụ huynh.

Hãy cho trẻ cơ hội được độc lập

Một nhà báo Mỹ, đồng thời là một người mẹ, Lenore Skenazy, đã gây nên một làn sóng phản đối toàn cầu vào năm 2008 khi cô để con trai 9 tuổi của mình trong một cửa hàng bách hóa ở Manhattan với các hướng dẫn về cách tìm đường về nhà bằng tàu điện ngầm. Cô đã bị xem là "bà mẹ tồi tệ nhất nước Mỹ" khi cô kêu gọi cha mẹ nên cho trẻ tự lực an toàn. Có phải là bố mẹ đang quá kiểm soát gắt gao trẻ và can thiệp quá nhiều vào cuộc sống trẻ? Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Tây Úc thì không phải mọi ý kiến đều sai lầm.

Một nghiên cứu có tên là: "Không có gì phải sợ hãi" đã nhận thấy bố mẹ ngày nay đang càng ngày càng hạn chế sự độc lập và tự do của trẻ em, mặc dù thực tế là chưa có bằng chứng nào cho thấy thế giới đang trở nên nguy hiểm với trẻ. Những nỗi sợ hãi và ám ảnh của chính cha mẹ về sự an toàn của trẻ đang đe dọa sự phát triển tinh thần và sức khỏe thể chất của trẻ.

"Đa số các vụ bắt cóc và làm dụng trẻ thường do người quen của trẻ làm", Phó giáo sư Lisa Wood, một trong những tác giả của nghiên cứu nói. "Theo thống kê, cơ hội để người lạ bắt cóc trẻ rất thấp và không tăng trong những năm qua".  Nghiên cứu cho thấy nỗi sợ hãi của cha mẹ có mối liên quan đến việc lo ngại gia tăng nguy cơ và áp lực bảo vệ cùng với các hoang tưởng khác từ cha mẹ.

Cả xã hội chung sức

Có câu ngạn ngữ rằng " Cả xã hội mới có thể nuôi dạy một đứa trẻ", nghiên cứu cho thấy các bậc cha mẹ đang trở nên hoang tưởng hơn vì đã phá vỡ khối đoàn kết của người lớn và tin tưởng vào sự hỗ trợ, đánh giá của phụ huynh khác. Theo giáo sư Wood thì họ lo lắng về việc các phụ huynh khác sẽ đánh giá nếu họ để con cái họ tự do.

Kết quả là, chúng ta đang nuôi một thế hệ trẻ em sợ hãi với người xa lạ và không có kỹ năng sống. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ độc lập từ khi còn nhỏ như cho phép trẻ được ăn món trẻ thích, ăn mặc theo sở thích và làm những điều trẻ muốn.

"Điều quan trọng là cha mẹ cung cấp cho trẻ cơ hội độc lập hơn, nhưng trong môi trường quen thuộc và an toàn". Thực tế đang chứng tỏ sự mâu thuẫn của bố mẹ, trong khi cha mẹ hạn chế quyền tự do thể chất của trẻ thì ở nhà trẻ lại đang được cho xem những bộ phim không phù hợp với lứa tuổi và chơi trò bạo lực trên video. "Một mặt chúng ta không cho phép trẻ học những kỹ năng để trẻ có thể độc lập và giúp đỡ người khác, mặt khác, chúng ta lại cho phép trẻ tiếp xúc với những thứ không thích hợp."

Giải pháp cho cha mẹ

Theo chuyên gia giáo dục trẻ em thì bố mẹ nên áp dụng "quy tắc của ngón tay cái".  Từ 10 tuổi, trẻ em có tầm nhìn xã hội bên ngoài vì vậy trẻ có thể qua đừng an toàn và có thể học cách đối phó với những tình huống cuộc sống đơn giản. ở độ tuổi này, bố mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị cho trẻ tự đi xa bằng cách lần đầu tiên cho trẻ đi theo và cùng thảo luận về những gì sẽ xảy ra. 

Đối với trẻ nhỏ - khoảng dưới 6 tuổi- thì có thể giữ trẻ trong tầm quan sát của mình, nhưng vẫn cho trẻ có cơ hội khám phá môi trường của trẻ. Đối với tất cả các lứa tuổi, điều quan trọng là phải hiểu những gì con bạn đã sẵn sàng gặp và giúp trẻ có cách đối phó với những mối nguy hiểm, giúp trẻ vạch ra ranh giới và phạm vi mà trẻ được phép, đồng thời khuyến khích các hoạt động nhóm, tham gia vào các hoạt động chung.

 

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home