Tuesday 14 October 2014

“Vitamin” thành công cho trẻ

Tr hc d hay gii, mai này kém ci hay thành đt không ch tùy thuc vào trí thông minh sn có mà còn rt nhiu yếu t khác.


ảnh minh họa

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, bằng nhiều cách khác nhau, phụ huynh hoàn toàn có thể tác động, hỗ trợ, giúp con thành công, hạnh phúc, vững bước trong đời. Dưới đây là một số "vitamin" thiết yếu nhất mà mọi trẻ em đều cần và phụ huynh đều có để đáp ứng.

Khỏe mới học tập tốt

Trẻ không thể học tốt nếu luôn yếu ớt, bệnh tật. Trẻ sống thoải mái, sảng khoái thì mới phát huy tốt tiềm năng. Vì thế, phụ huynh không nên vì quá nôn nóng với kết quả, thành tích mà ép trẻ học thật nhiều, đẩy trẻ vào thế luôn phải thi đua, cố gắng quá sức. Học dưới sức ép khủng khiếp của gia đình, trẻ sẽ dần suy sụp, mất niềm tin. Thời hiện đại, số lượng trẻ vì áp lực học tập mà bị trầm cảm, phải vào bệnh viện tâm thần chữa trị khá nhiều. Tất cả chọn lựa, quyết định của cha mẹ nên xuất phát từ mục đích đảm bảo hạnh phúc cho con.

Cho trẻ ăn uống sai lầm, thực đơn bữa ăn không cân đối là nguyên nhân khiến trẻ thiếu năng lượng và giảm khả năng tập trung. Phụ huynh nuông chiều, cho con ăn nhiều thức ăn nhanh dẫn đến béo phì, rồi lại uống thuốc giảm cân để "chữa cháy"... tất cả vừa không hiệu quả vừa gây tổn hại sức khỏe của trẻ. Trẻ cần thực đơn cân bằng, đa dạng, đủ các nhóm chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để bài tiết và tiêu hóa được thông suốt. Trẻ thường ăn ít chất xơ, lại ngồi học suốt ngày nên khó tiêu, dễ bị trĩ, tiêu ra máu, gây tâm lý sợ hãi, lo lắng.

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng với trẻ vì đó là lúc hormon tăng trưởng được tạo ra. Khi ngủ, các tế bào não ổn định, nghỉ ngơi, cơ thể như được sạc pin để trở lại khỏe khoắn, sung sức. Thời gian học của trẻ hiện nay quá nhiều, học xong lại tranh thủ coi phim, chơi game... nên giấc ngủ thường bị rút ngắn. Phụ huynh nên để trẻ ngủ đủ. Khi đủ giấc, đầu óc sẽ sáng suốt, trẻ tiếp thu nhanh. Thể dục thể thao, vận động chân tay là rất cần thiết. Ngồi học, coi ti vi, chơi game suốt ngày khiến trẻ bị bụng to, da xanh xao, mắt kém, cơ thể bạc nhược.

Đón đầu tuổi "lạ"

Tuổi dậy thì, nhiều kích thích tố phát triển được tạo ra khiến cơ thể có những thay đổi: ngực to, có kinh… ở bé gái hay ở bé trai thì bể tiếng, "cậu nhỏ" vùng lên… Người lớn phải đón đầu "giai đoạn khủng hoảng" này bằng cách chuyện trò, hướng dẫn, giải thích, không để trẻ hoang mang, phân tâm. Phụ huynh không thể khoán cho nhà trường đảm việc này chỉ vì lý do… "ngại miệng". Ngày nay trẻ được ăn uống đầy đủ và coi những phim, sách có nhiều hình ảnh "cởi mở" khiến cơ thể tạo ra những kích thích tố làm cho tiến trình dậy thì đến sớm hơn. Nếu phụ huynh bàng quan, né tránh, một ngày "không đẹp trời" sẽ bật ngửa về con mình: quan hệ tình dục không an toàn, phá thai, nghiện phim sex, thủ dâm quá đà…

Kho vàng trên kệ gỗ

Sách quý hơn vàng. Đọc những quyển sách hay, phù hợp, trẻ như được tiếp thêm sức mạnh. Xây dựng được thói quen đọc sách, trẻ sẽ giao tiếp tốt, có nhiều ý tưởng, lập luận chặt chẽ, phân định được thật - giả, hay - dở nên dễ thành công. Sách giúp trẻ "trám" được những lỗ hổng mà gia đình và nhà trường chưa lấp đầy. Đọc sách làm giàu tâm hồn, giúp trí tưởng tượng trẻ bay bổng. Sách đào luyện tinh thần nhân bản, cho trẻ văn hóa nền tảng...

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng biết giá trị của sách và thích đọc. Khi trẻ không mặn mòi với sách thì phụ huynh không thể bắt ép khiến trẻ mệt mỏi, phản ứng lại và càng ghét sách. Phụ huynh cần có nghệ thuật chiêu dụ để trẻ yêu thích đọc sách. Khi trẻ chỉ mới hai - ba tuổi, phụ huynh nên dắt vào nhà sách, tập trẻ làm quen với thế giới sách. Hãy kể cho trẻ nghe những chuyện hấp dẫn, ly kỳ từ sách. Trẻ thường bắt chước, bạn thích đọc sách, trẻ sẽ đọc theo.

Quan tâm đến nhiều chữ "tự"

Tự tin, tự lập, tự quyết, tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm, tự học, tự hào… là những phẩm chất tinh thần không thể thiếu để trẻ từng bước trưởng thành. Để trẻ có những chữ "tự" này, phụ huynh phải học "buông". Nếu vì xót con, mẹ giành hết việc nhà, không cho con rửa chén, giặt đồ… thì trẻ sẽ không thể sống một mình. Đến khi xa nhà, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại và lúc nào đó sẽ oán trách cha mẹ. Khi con còn nhỏ dại, cha mẹ bám sát không rời, nhưng khi con đã lớn, không thể thế mãi; sự kiểm soát bên ngoài (từ phía người lớn) cần biến thành kiểm soát bên trong (trẻ tự kiểm soát). Từng bước một, phụ huynh khéo léo rèn luyện cho con kỹ năng sống, khả năng tự giải quyết vấn đề của mình để cứng cáp hơn. Giúp trẻ học tốt, thành công trong sự nghiệp là thổi vào trẻ nguồn cảm hứng, đam mê, không xem việc học, việc làm là "của nợ", nhờ vậy mà có nghị lực vượt qua thử thách.

Điều con tự hào là một phần của thành công trong tương lai. Trẻ tự hào về hàng hiệu đang mặc, về ngoại hình… sẽ cho ra "sản phẩm" rất khác với trẻ tự hào về kiến thức, về nhân cách, về đóng góp của mình cho gia đình, làng xóm, quê hương. Trẻ luôn cần có người bạn đường để chia sẻ, định hướng, uốn nắn. Để là người bạn đường tin cẩn của trẻ, phụ huynh luôn phải dành thời gian gần gũi, quan tâm, lắng nghe, thấu cảm trên tinh thần tôn trọng, yêu thương trẻ.




0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home